Tâm sự của người phụ nữ quyết tháo bỏ túi ngực

Tâm sự của người phụ nữ quyết tháo bỏ túi ngực

Tâm sự của người phụ nữ quyết tháo bỏ túi ngực Vì quá mệt mỏi với những áp lực khi có bộ ngực silicon, Jennie quyết định gỡ bỏ, và cô phát hiện một bên ngực đang bị phân hủy.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ tăng mạnh tại Mỹ / 5 'ác mộng' phẫu thuật thẩm mỹ có thể xảy ra

Jennie, một chuyên viên bất động sản 43 tuổi tại Melbourne, Australia, kể lại hành trình phẫu thuật thẩm mỹ của mình. Cô nâng ngực khi vừa bước vào tuổi 30 nhưng phải hơn 12 năm sau, mới quyết định tháo bỏ túi ngực.

"Chẳng bao giờ có ai đó nói cho bạn biết rằng, phẫu thuật đặt túi ngực cũng như thể có một ai đó khác nằm trong con người bạn. Nó sẽ 'tấn công' bạn sau này. Sẽ có khoảnh khắc bạn thấy rằng, vùng đó khác biệt so với những phần còn lại trên cơ thể và bạn cũng sẽ chẳng bao giờ có thể nằm úp thoải mái được nữa", Jennie chia sẻ về những trải nghiệm của mình.

9316595-1703-1396931500.jpg

Ảnh minh họa: Stuff.

Trong hơn 12 năm phẫu thuật nâng ngực, Jennie gặp phải nhiều mối lo như các kiêng cữ, cơn đau hay sợ biến chứng sẽ xảy ra. Đến khi không chịu đựng được, cô quyết định phải tháo bỏ. Tuy vậy, chi phí cho một ca phẫu thuật không hề rẻ. Nếu lúc nâng ngực, Jennie phải chi 7.000 USD thì ca gỡ bỏ túi ngực cũng sẽ tiêu tốn khoảng 4.500 USD. Không những phải lo lắng về chi phí, cô còn lo sợ những ảnh hưởng của ca phẫu thuật lần thứ hai.

Jennie thổ lộ: "Những điều này thực sự là nhận thức muộn màng. Những mối lo lắng ấy (số tiền khổng lồ và các rủi ro tiềm ẩn) không hề xuất hiện trong tâm trí tôi khi lần đầu tiên dự định phẫu thuật thẩm mỹ. Ở tuổi 30, tôi không thực sự suy nghĩ nhiều về những rủi ro".

Nguyên nhân dẫn tới quyết định phẫu thuật thẩm mỹ của Jennie là vì mặc cảm ngoại hình với chồng. Cô tự ti vì vòng một phẳng lì và luôn mơ về "núi đôi" như thời còn cho con bú. Tuy nhiên, cả chồng và gia đình cô đều không đồng ý, thậm chí đã xảy ra nhiều tranh cãi cho đến khi cô lên đường tới bệnh viện. Cô một mực làm theo ý mình và thời gian đầu cảm thấy rất tự tin. Rồi Jennie bắt đầu mệt mỏi khi nhiều người để ý tới vòng một của cô. Hơn nữa, việc lựa chọn áo ngực hay bikini phù hợp với vòng một silicon cũng khó khăn hơn. Jennie lựa chọn túi silicon hình tròn nên không áo ngực nào có thể ôm sát.

Khi tư vấn phẫu thuật, các bác sĩ khẳng định với Jennie là họ sử dụng "silicon thế hệ mới", sẽ không bị vỡ trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, sau khi tháo bỏ túi ngực, các bác sĩ cho biết, một bên silicon đã bị hỏng, nó bắt đầu bị phân hủy ngay bên trong bầu ngực.

"Đôi khi tôi nghĩ, mình có thể đi du lịch khắp thế giới với số tiền đã chi cho các cuộc phẫu thuật để thay đổi cơ thể mình", Jennie kết luận.

shutterstock-breastexam-3892-1396931501.

Những biến chứng khi phẫu thuật loại bỏ túi ngực bao gồm vỡ túi, nhiễm trùng, đau nhức, nang co cứng... Ảnh minh họa: Stuff.

Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Y khoa Mỹ, những biến chứng có thể phát sinh trong quá trình tháo bỏ túi ngực như vỡ túi, nang co cứng, nhiễm trùng và đau nhức. Ngoài những người tháo túi ngực vì ca phẫu thuật bị hỏng, cũng có rất nhiều người bị tâm lý. Theo tiến sĩ Daniel Fleming của viện thẩm mỹ Australia: "Những người phụ nữ yêu cầu tháo túi ngực thường là do họ tăng cân theo tuổi tác và cho rằng không cần phải dùng ngực giả. Nhưng cũng có nhiều người thấy ngực giả không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại".

Thùy Liên
Theo DailyLife

, ,

Previous
Next Post »