Cuộc trở về những năm 1970 của múa đương đại VN

Cuộc trở về những năm 1970 của múa đương đại VN

Cuộc trở về những năm 1970 của múa đương đại VN Những điệu múa hiện đại uyển chuyển trên nền chất liệu lịch sử vén màn những góc khuất trong cuộc sống và con người Việt Nam thời xưa.
  • 'Việt Nam những năm 70' - cuộc hội tụ của múa đương đại
v

Dự án nghệ thuật múa đương đại Việt Nam những năm 70 của đoàn múa Nơi Đến đã khép lại với nhiều cảm xúc trong lòng khán giả tại hội trường Nhà hát Lớn Hà Nội cuối tháng 3.

Sự kết hợp giữa chất liệu cũ (của lịch sử) và hình thức nghệ thuật tương đối mới đã đưa khán giả trở lại với một Việt Nam những năm 70 với một bản nhạc rè như phát ra từ chiếc radio cũ, chiếc chậu nhôm, chiếc chiếu cói, tiếng gõ mõ, chiếc yếm đào

Việt Nam những năm 70 được tái hiện bằng những chiếc radio cũ, chậu nhôm, chiếu cói, yếm đào hay tiếng mõ... lồng trong các điệu múa hiện đại.

Có năm tác phẩm được chọn để tham gia trình diễn trong dự án nghệ thuật lần này. Tác phẩm mở màn chương trình trong cả đêm ngày 25/03/2014 là tác phẩm Một tập thể các cá nhân của biên đạo Lê Vũ Long. Bốn tác phẩm khác tham gia trình diễn trong đêm thứ hai bao gồm: Không gian gốc của Quánh Hoàng Điệp, Bến đợi của Nguyễn Dũng, 7X của Trần Ly Ly và Tế bào của Quách Phượng Hoàng.

5 tác phẩm được chọn để tham gia trình diễn trong dự án nghệ thuật lần này. Mở màn là Một tập thể các cá nhân của biên đạo Lê Vũ Long vào đêm 25/3. Bốn tác phẩm khác tham gia trình diễn trong đêm sau đó, gồm: Không gian gốc của Quánh Hoàng Điệp, Bến đợi của Nguyễn Dũng, 7X của Trần Ly Ly và Tế bào của Quách Phượng Hoàng.

Chủ đề chính mà các tác phẩm ở đây hướng tới là những góc khuất nội tâm, chiều sâu tâm lí của con người Việt Nam trước những biến chuyển lớn lao của chiến tranh, lịch sử. Đó là câu chuyện của một cá nhân đơn lẻ bước ra ngoài hoà vào với đám đông (Không gian gốc), là khát vọng hạnh phúc dở dang của đôi lứa trong chiến tranh (Bến đợi), là những thân phận quẩn quanh, bế tắc trước một cách cửa (7X) hay là từng giọt sự sống cứ tí tách chảy trong từng tế bào cơ (Tế bào)&'

Góc khuất nội tâm, chiều sâu tâm lý của con người Việt Nam trước những biến chuyển lớn lao của chiến tranh, lịch sử được các tác phẩm tập trung khai thác. Đó là câu chuyện của một cá nhân đơn lẻ bước ra ngoài hoà vào với đám đông (Không gian gốc), khát vọng hạnh phúc dở dang của đôi lứa trong chiến tranh (Bến đợi), những thân phận quẩn quanh, bế tắc trước một cánh cửa (7X) hay từng giọt sống chảy trong tế bào (Tế bào).

Sự hỗ trợ của sân khấu về ánh sáng, âm nhạc, đạo cụ& chính là một ngôn ngữ đầy tính nghệ thuật khác, bên cạnh ngôn ngữ hình thể ở đây. Màn trình diễn với ánh sáng của năm tấm lưng trần lên xuống dập dềnh như nhịp sóng chính là điểm sáng nổi bật của tác phẩm Bến đợi. Hay cánh cửa màu trắng, mở ra khép lại những cuộc gặp gỡ trong tác phẩm 7X của Trần Ly Ly, chiếc túi nilon nước giam cầm con cá vàng, quả bóng bay hờ hững trong Không gian gốc, chiếc mõ trong Tế bào& có thể coi là những nhân vật phụ khác trong màn trình diễn của tập thể những cá nhân.

Bên cạnh ngôn ngữ hình thể, ánh sáng, âm nhạc, đạo cụ cũng trở thành những nhân vật nghệ thuật đầy sống động trong mỗi tác phẩm. Có thể kể đến màn trình diễn với ánh sáng của năm tấm lưng trần lên xuống dập dềnh như nhịp sóng trong Bến đợi, cánh cửa trắng khép mở những cuộc gặp gỡ của 7X, chiếc túi nilon nước giam cầm con cá vàng và quả bóng bay hờ hững trong Không gian gốc hay tiếng mõ trong Tế bào.

Tuy nhiên, các tác phẩm không có ý định tái hiện lại thời kỳ này, cũng như xây dựng lại các hình tượng nhân vật quen thuộc  Giám đốc đoàn múa Nơi Đến  Lê Vũ Long chia sẻ. Hơn hết, chúng tôi muốn tập trung đến yếu tố con người, các vấn đề tâm lí, sinh lí và những góc khuất ít được nói đến trước đây.

Giám đốc đoàn múa Nơi Đến, ông Lê Vũ Long, chia sẻ: "Mục đích của các tác phẩm không phải là tái hiện thời kỳ xưa cũ cùng các hình tượng quen thuộc. Chúng tôi muốn tập trung đến yếu tố con người, các vấn đề tâm lý, sinh lý và những góc khuất ít được nói đến trước đây".

Người xem đã được mãn nhãn với những đường cong, những vòng xoay cơ thể cũng như sự bắt nhịp uyển chuyển của các diễn viên trong từng màn múa đơn, múa nhóm.

Những điệu múa uyển chuyển và chuyển động nhịp nhàng của các diễn viên tạo nên một "bữa tiệc" nghệ thuật đầy thi vị cho khán giả.

Thành lập năm 2002, với các thành viên chủ chốt là người khiếm thính tại Hà Nội, đoàn múa Nơi Đến là một trong nhữngđoàn nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam.

Thành lập năm 2002, với các thành viên chủ chốt là người khiếm thính tại Hà Nội. Đoàn múa Nơi Đến là một trong những đoàn nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam.

Được thành lập năm 2002 với các thành viên chủ chốt là người khiếm thính sống và làm việc tại Hà Nội, đoàn múa Nơi Đến được coi là đoàn nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam, đã và đang tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước cũng như trên thế giới.

Nhóm cũng hoạt động một số nơi trên thế giới.

Anh Mai
Ảnh: Joseph Gobin

, ,

Previous
Next Post »