Bài chòi Phú Yên trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bài chòi Phú Yên trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bài chòi Phú Yên trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hàng trăm năm nay, nghệ thuật bài chòi vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Phú Yên. 
  • Quần thể Tràng An trở thành di sản thế giới kép  /  'Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là di sản phi vật thể'

Nghệ thuật bài chòi là một hình thức diễn xướng dân gian khá độc đáo, được cho là xuất hiện ở Phú Yên trên ba thế kỷ và theo dấu chân người Việt xuôi về phương Nam. Bài chòi khu vực Nam Trung Bộ nói chung và Phú Yên nói riêng là nghệ thuật kết hợp giữa thơ, nói vè, hát, hô, khua trống, mõ, nhạc đệm, diễn trò cũng như vận dụng cả các điệu xuân nữ, xàng xê, hò Quảng... 

bai-choi-9310-1416557370.jpg

Các nghệ nhân đang hát bài chòi cho người dân thưởng thức. Ảnh: Lê Huỳnh

Bên cạnh hoạt động vui chơi tại các lễ hội tuyền thống, nhất là dịp Tết Nguyên Đán, bài chòi được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Phú Yên suốt mấy trăm năm qua. Ngày nay, nghệ thuật này vẫn giữ vị trí quan trọng trong lòng công chúng và du khách gần xa. 

Theo kế hoạch, sau khi nghệ thuật bài chòi ở các tỉnh miền Trung được công nhận là Di sản quốc gia, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các địa phương, đơn vị liên quan sẽ xây dựng hồ sơ quốc gia "Nghệ thuật bài chòi miền Trung Việt Nam" đề cử cho UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Sáng 21/11, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức lễ đón bằng công nhận "Nghệ thuật bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia". Ông Tạ Quy, Phó giám đốc cơ quan đại diện văn phòng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng đã về dự và trao bằng. 

Lê Huỳnh

, ,

Previous
Next Post »