Hàng chục tỉnh, bộ ngành không báo cáo kết quả 'gỡ khó' cho doanh nghiệp

Hàng chục tỉnh, bộ ngành không báo cáo kết quả 'gỡ khó' cho doanh nghiệp

Hàng chục tỉnh, bộ ngành không báo cáo kết quả 'gỡ khó' cho doanh nghiệp
Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch & Đầu tư  đã phản ánh tình trạng nhiều bộ ngành, tỉnh thành trên cả nước lơ là trong việc thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh.
  • Đại biểu Quốc hội muốn Chính phủ giải trình về lỗ hổng thuế phí xăng dầu / Chính phủ xin thưởng hơn 1.700 tỷ đồng cho các tỉnh vượt thu ngân sách

Cụ thể, trong báo cáo mới đây được gửi lên Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biểt, đến nay mới nhận được báo cáo của 3 Bộ (Bộ Công An, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và 13 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong đó, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Bộ Giao thông vận tải và hai địa phương là Đà Nẵng và TP HCM là hoàn thiện nhất.
hang-chuc-tinh-bo-nganh-khong-bao-cao-ket-qua-go-kho-cho-doanh-nghiep
Nhiều doanh nghiệp kêu khổ vì các thủ tục kiểm tra chuyên ngành rườm rà
Các Bộ khác cùng 50 tỉnh thành vẫn chưa có báo cáo dù đã được yêu cầu gửi kết quả bán thiết bị điện công nghiệp thực hiện Nghị quyết theo định kỳ. Một số Bộ khác còn tiếp tục soạn thảo, ban hành các thông tư có nội dung trái với thẩm quyền quy định điều kiện kinh doanh: Bộ Tài chính ban hành Thông tư 197 quy định về hành nghề chứng khoán, Bộ Xây Dựng ban hành Thông tư số 10 về nghề môi giới bất động sản, Bộ Y Tế ban hành Thông tư 300 về giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế...
Trước đó, để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã ban hành hai Nghị quyết số 19 vào năm 2014 và 2015 yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí hành chính; áp dụng công nghệ thông tin...
Hai Nghị quyết ra đời trong bối cảnh Việt Nam đã và đang đàm phán ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết phải cải cách để tháo bỏ những "xiềng xích", thủ tục gây nặng nề cho doanh nghiệp, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong cuộc chiến hội nhập.  Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2016 đạt mức trung bình ASEAN 4 trên 10 chi tiêu về môi trường kinh doanh.
Sau 2 năm hoạt động, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn cho thấy nhiều tồn tại cố hữu.
Theo Nghị quyết 19, Chính phủ yêu cầu các Bộ và địa phương, triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư rà soát, đánh giá quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh.
"Mới chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp đã triển khai thực hiện còn hầu hết các Bộ khác chưa có báo cáo. Chất lượng của hệ thống các quy định điều kiện kinh doanh về cơ bản chưa có cải thiện", báo cáo nêu.
Về thủ tục hải quan, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thông quan tự động, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN. Tuy vậy, mới có 9 Bộ kết nối vào Cổng thông tin một cửa quốc gia. Số thủ tục đăng ký kết nối (27 thủ tục) còn quá ít so với số lượng thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các Bộ.
Thực tế cho thấy vướng mắc lớn nhất trong thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu là vấn đề kiểm tra chuyên ngành. Đến nay, mới chỉ có ba Bộ là Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp chủ động triển khai thực hiện cải cách chuyên ngành, các Bộ còn lại chưa thực hiện.
Ngoài ra, vẫn còn một số bộ chưa ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc chưa ban hành đầy đủ các danh mục theo yêu cầu của Nghị quyết. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến trong giải quyết thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn rất chậm và hạn chế.
Ngoài ra, một số lĩnh vực không có sự cải thiện mà còn tăng thời gian giải quyết: Cấp phép xây dựng kéo dài thêm 52 ngày, đăng ký sở hữu tài sản thiết bị điện công nghiệp thêm 1 thủ tục.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng ghi nhận một số thành tựu thực thi Nghị quyết 19 như năng lực cạnh tranh tăng 12 bậc lên xếp số 56 trên bảng xếp hạng, môi trường kinh doanh tăng 3 bậc lên vị trí số 90. Cùng với đó là hàng loạt các cải thiện về tiếp cận điện năng, rút ngắn thủ tục hành chính, bảo vệ nhà đầu tư thiểu số.
Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tình hình thực hiện Nghị quyết 19 cho thấy 3 lĩnh vực doanh nghiệp đánh giá tích cực nhất là thành lập doanh nghiệp, nộp thuế, hải quan. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn phản ánh tình trạng phải trả chi phí ngoài khi thực hiện các thủ tục, dù đã giảm so với năm trước.
Cuộc bình chọn 10 quy định tốt nhất và 10 quy định tồi nhất cho thấy hai lĩnh vực được nhiều đề cử tốt nhiều nhất là Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Bạch Dương

, ,

Previous
Next Post »